Từ lâu nay, văn hóa – nghệ thuật là một phần vô cùng quan trọng trong đồi sống của con người. Khi vật chất, cơ sở hạ tầng, nhu yếu phẩm là nguồn sống, đảm bảo sức khỏe, duy trì sự sống, thì văn hóa – nghệ thuật lại là đối trọng cho sự cân bằng, đảm bảo đời sống tinh thần cho con người. Các tác phẩm, chính là các đơn vị trong cả một nền văn hóa nghệ thuật, còn các tác giả…
Từ lâu nay, văn hóa – nghệ thuật là một phần vô cùng quan trọng trong đồi sống của con người. Khi vật chất, cơ sở hạ tầng, nhu yếu phẩm là nguồn sống, đảm bảo sức khỏe, duy trì sự sống, thì văn hóa – nghệ thuật lại là đối trọng cho sự cân bằng, đảm bảo đời sống tinh thần cho con người. Các tác phẩm, chính là các đơn vị trong cả một nền văn hóa nghệ thuật, còn các tác giả chính là những người xây dựng lên nền văn hóa đó.
Việc bảo vệ các tác phẩm, tác giả là một vấn đề vô cùng quan trọng và được đầu tư nghiên cứu. Nhưng trên thực tế, cả tác giả và các tác phẩm đang bị xâm phạm nghiêm trọng, gây ra những hệ quả xấu cho xã hội, đặc biệt là tình trạng đang xảy ra ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả từ khá lâu, và cũng có ban hành một số các văn bản pháp luật như: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009; Bộ luật dân sự 2015; Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017; và một loạt các văn bản, Nghị định, Thông tư khác liên quan điều chỉnh.
Ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả thì việc bảo hộ quyền này tại Việt Nam còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế đa phương, song phương quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên trong lĩnh vực này như: Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886 (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26/10/2004) và các Hiệp định với một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ,…
Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam đã tạo được khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc bảo hộ đối với quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung, nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả đặc biệt là trong môi trường Internet tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến và phức tạp. Hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung, trên môi trường Internet nói riêng diễn ra đối với tất cả các loại hình tác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, chương trình máy tính,…Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm,…
Hành vi xâm phạm này xảy ra ngày càng rộng rãi và phức tạp, không chỉ về số lượng các hành vi mà còn về mức độ đa dạng và các lĩnh vực xâm phạm. Hành vi này diễn ra ở nhiều lĩnh vực hơn, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc, tạo hình, phát thanh, truyền hình, kiến trúc đến các chương trình máy tính.=
Hàng năm, lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xử lý tới gần 1 triệu các tác phẩm xâm phạm; hàng nghìn đầu sách; hàng chục nghìn các phần mềm, website, các bộ phim đăng tải trên mạng Internet; xử phạt hành chính lên đến hơn 10 tỷ đồng, tuy vậy con số này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Những số liệu trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam, còn đối với những tác phẩm nhỏ, đơn lẻ, các bài hát thì hành vi xâm phạm này còn không thể thống kê được hết.
Những lý do dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung:
– Đầu tiên phải kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet và các thiết bị cho phép truy cập mạng Internet đã khiến cho việc truyền tải, sao chép các tác phẩm trở nên rất dễ dàng hơn bao giờ. Việc kiểm soát mạng Internet là một bài toán khó cho các nhà quản lý khi mà khả năng kiểm soát không thể bắt kịp với những bước tiến của công nghệ.
– Tiếp đó là do ý thức của con người, một bộ phận thì không hiểu biết pháp luật cũng như tầm quan trọng của bản quyền tác giả, còn một bộ phận biết nhưng lại quen thói “XÀI CHÙA” và thái độ không tôn trọng pháp luật sở hữu trí tuệ.
– Năng lực chuyên môn, sự thiếu hụt về nhân lực, cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật trong các cơ quan thực thi quyền SHTT cũng là một trong những yếu tố làm cho việc thực thi quyền tác giả nói riêng, quyền SHTT tại Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế, bất cập.
– Một phần không nhỏ các chủ thể là chủ sở hữu quyền tác giả chưa có ý thức bảo vệ quyền của mình.
– Ngoài ra, trong nhiều trường hợp pháp luật chưa thực sự bắt kịp được với sự phát triển của công nghệ, chưa thực sự bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trong môi trường Internet.
– Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, số tiền phạt với các hành vi vi phạm còn khiêm tốn chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
– Trong trường hợp đưa vụ việc ra tòa án để phân xử thì hiếm khi bên có hành vi xâm phạm thừa nhận việc vi phạm vì việc xác định rõ hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan không hề dễ dàng, tòa án không phải là cơ quan chuyên môn thẩm định hành vi vi phạm.
»Tham khảo thêm về: thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ