Vấn đề bản quyền luôn là vấn đề được xã hội quan tâm trong xu hướng hội nhập nền kinh tế hiện nay. Vừa qua, trên trang facebook cá nhân, Duy Mạnh bất ngờ tố Tập đoàn VNG – đơn vị sở hữu trang nghe nhạc trực tuyến Zing Mp3 đã “ăn cắp gần trăm bài hát của mình sử dụng gần 10 năm nay”. Kèm theo đó, anh chia sẻ hình ảnh mình tới tòa án nhân dân quận 10, TP HCM làm thủ…
Vấn đề bản quyền luôn là vấn đề được xã hội quan tâm trong xu hướng hội nhập nền kinh tế hiện nay. Vừa qua, trên trang facebook cá nhân, Duy Mạnh bất ngờ tố Tập đoàn VNG – đơn vị sở hữu trang nghe nhạc trực tuyến Zing Mp3 đã “ăn cắp gần trăm bài hát của mình sử dụng gần 10 năm nay”.
Kèm theo đó, anh chia sẻ hình ảnh mình tới tòa án nhân dân quận 10, TP HCM làm thủ tục kiện, văn bản nộp tạm ứng án phí sơ thẩm hơn 41,8 triệu đồng và đặc biệt là bằng chứng VNG dùng nhạc của Duy Mạnh. Câu chuyện Duy Mạnh kiện Zing MP3 đang thu hút được sự quan tâm của nhiều cư dân mạng.
Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về vấn đề bản quyền thông qua sự việc trên, chúng tôi đã có buổi trao đổi với chuyên viên pháp lý Trần Thu Hà – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)
Thứ nhất: Nhận định của chuyên viên về vụ việc ca sĩ Duy Mạnh kiện Zing MP3 ăn cắp sử dụng nhạc
Theo quy định Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì tác phẩm âm nhạc cũng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả thì bao gồm quyền nhân thân và quyền quyền tài sản. Tại Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về quyền tài sản như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”
→ Như vậy, khi 1 cá nhân hay tổ chức mà muốn sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Việc Zing MP3 đã sử dụng các bài hát của Duy Mạnh trong nhiều năm chưa được sự đồng ý của nam ca sĩ và phía ca sĩ Duy Mạnh chưa nhận được nhuận bút hay thù lao về việc sử dụng này nên động thái này của Duy Mạnh theo tôi là đúng.
Thứ 2: Đối với những tác phẩm là các bài hát của Duy Mạnh thì nam ca sĩ này được bảo hộ quyền tác giả trong bao lâu ?
Các tác phẩm âm nhạc của Duy Mạnh có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Thứ 3: Căn cứ vào đâu để xác định được mức phí để thanh toán tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả?
Nam ca sĩ này có chia sẻ yêu cầu VNG phải trả cho mình 1.5 tỷ đồng nhưng hiện tại VNG chưa đồng ý nên hai bên vẫn chưa thương lượng để giải quyết được vấn đề. Duy Mạnh cương quyết rằng bản thân sẽ theo vụ kiện này đến cùng. Vậy, căn cứ vào đâu để xác định được mức phí để thanh toán tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả ạ?
Nghị định 85/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có quy định:
“Điều 45a. Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
1. Nhuận bút, thù lao quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo các nguyên tắc sau:
a) Việc trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước.
b) Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.
c) Các đồng tác giả, tập thể tác giả thỏa thuận về tỷ lệ phân chia nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo thể hiện trong tác phẩm, phù hợp với hình thức sử dụng.
d) Tác giả của tác phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; người Việt Nam thực hiện sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khuyến khích.
đ) Việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
e) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lập dự trù kinh phí chi nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất trong phạm vi ngân sách và các nguồn thu khác theo quy định pháp luật.”
>>Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc