Cát Bụi – Cái nhìn nhân sinh quan về cuộc đời
Cập nhật 20/12/2018 01:13
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông để lại cho đời khoảng 600 tác phẩm với nhiều thể loại. Những người yêu quý nhạc của ông thường đặt cho dòng nhạc của ông với hai chữ rất thân thương đó là “Nhạc Trịnh” Cát bụi – Cái nhìn về nhân sinh Đề tài tình yêu và thân phận con người là hai đề tài chiếm phần lớn trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những…
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông để lại cho đời khoảng 600 tác phẩm với nhiều thể loại. Những người yêu quý nhạc của ông thường đặt cho dòng nhạc của ông với hai chữ rất thân thương đó là “Nhạc Trịnh”
Cát bụi – Cái nhìn về nhân sinh
Đề tài tình yêu và thân phận con người là hai đề tài chiếm phần lớn trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bài ca của ông khi viết về những đề tài này có những nét đặc trưng riêng có một chút lãng mạn hư hư thực thực, một chút buồn buồn như đưa chúng ta trở về với cõi hư vô, ở đó không còn những sự bộn bề của đời thường. Nếu được chọn ra một tác phẩm thể hiện hết con người của Trình Công Sơn, sự tinh túy trong tâm hồn của Trịnh Công Sơn phải kế đến tác phẩm Cát Bụi.
Ai đã từng một lần nghe nhạc Trịnh thì không thể quên được được tác phẩm này. Tác phẩm như một lời trăn trở của người nghệ sĩ về kiếp nhân sinh. Ngay từ đầu bài hát chúng ta có thể thấy được cái nhìn rất khác về cuộc đời của cố nhạc sĩ : Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai vương hình hài lớn dậy . Lời bìa hát như đưa ta trở lại với những tiềm thức của chính mình để rồi chúng ta tự đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: mình từ đâu đến đây hay chỉ là những hạt cát nhỏ bé ngoài kia vô tình bước vào thế giới này thôi.
Cát bụi theo tư tưởng giáo lý nhà Phật
Ở trong đây ta như nhìn thấy được tư tưởng giáo lý Phật giáo trong tác phẩm. Ông cho chúng ta thấy được quy luật bất biến của cuộc đời là sinh, lão, bệnh, tử mỗi chúng ta khi đến như là một hạt cát và ra đi như là hạt bụi. Con người chúng ta chỉ là hữu hạn giữa vụ trụ bao la. Cuộc sống đầy rẫy những ưu phiền, lo âu, khát khao, niềm mơ ước nhưng cuối cùng chúng ta cũng lại trở về với cát bụi. Tất cả cuộc đời này đều là cuộc dạo chơi mà đấng tạo hóa đã ban cho ta.
Để rồi cuối cùng tác giả phải thốt lên một điều rằng “ Ôi cát bụi phận này/ Vết mực nào xóa bỏ không hay” Khi giai điệu hai câu cuối vang lên ta như nhìn thấy một nụ cười mãn nguyện. Một sự nhẹ nhàng hiếm khi nhìn vào sự thật cuộc sống trong tâm hồn của người nghệ sĩ đa sầu, đa cảm. Đó như là lời cảm tạ của tác giả đến với cuộc sống đã cho tôi những đầy ý nghĩa.