Khi nhắc tới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta luôn hình dung ra đó là một người nghệ sĩ tài hòa và thành công nhất trong làng âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm của ông được đánh giá là những tác phẩm có chiều sâu, mang một chút buồn buồn của cuộc sống nhưng đâu đó chúng ta cũng nhìn thấy trong từng tác phẩm của ông là một cái nhìn rất chân thật về cuộc đời. Các tác phẩm của cố nhạc…
Khi nhắc tới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta luôn hình dung ra đó là một người nghệ sĩ tài hòa và thành công nhất trong làng âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm của ông được đánh giá là những tác phẩm có chiều sâu, mang một chút buồn buồn của cuộc sống nhưng đâu đó chúng ta cũng nhìn thấy trong từng tác phẩm của ông là một cái nhìn rất chân thật về cuộc đời. Các tác phẩm của cố nhạc sĩ đã đi vào lòng biết bao nhiêu thế hệ của người Việt Nam như nối vòng tay lớn, cát bụi …

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( Nguồn: Internet)
Cuộc đời
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 1939 – 2001) tại tỉnh Đăk Lắc, ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Việt Nam. Một trong những người thành công và tên tuổi gắn liền vơi những bài hát của cố nhạc sĩ phải kể đến ca sĩ Khánh Ly. Người thể hiện trọn vẹn nhất những tinh thần mà Trinh Công Sơn muốn truyền tải trong từng tác phẩm.
Ở trong nước sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh, Cẩm Vân theo phong cách mới và cũng được một số lớp khán giả đón nhận.
Hiện nay có những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách “mới” và “lạ”, tiêu biểu là Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng.
Ngoài về tài năng về âm nhạc, cố nhạc sĩ thể hiện tài năng của mình trong những lĩnh vực như hội họa,..
Sự nghiệp sáng tác
Hiện nay, cố nghệ sĩ để lại cho đời khoảng 600 ca khúc, tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 77 ca khúc được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn được cấp phép.
Nhạc tình
Trong số các tác phẩm để lại cho đời . Những bản tình ca của chiếm số lượng lớn trong danh mục tác phẩm. Trong cuộc đời của ông dường như không bao giờ cạn kiệt năng lượng trong những bản tình ca củng mình.
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ… Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồn…
Những bài hát thường mang giai điệu nhẹ nhàng, đậm chất thơ, tính chiêm nghiệm về cuộc đời , đôi khi pha một chút siêu thực và trừu tượng.
Nhạc về thân phận con người
Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus,… Tiêu biểu là các ca khúc “Cát bụi”, “Đêm thấy ta là thác đổ”, “Chiếc lá thu phai”, “Một cõi đi về”, “Phôi pha”,…. Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như “Một cõi đi về”, “Giọt nước cành sen”.
Nhạc phản chiến
Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues. Cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình). Trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.
Hiện nay, để ghi nhớ những đóng góp của cố nhạc sĩ cho nền âm nhạc nước nhà. Các chương trình tưởng nhớ cố nhạc sĩ đã được thực hiện với sự kết hợp của các nhạc sĩ, ca sĩ và người nhà của cố nhạc sĩ.