Hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển, cùng với sự bùng nổ của mạng Internet thì việc kiểm soát việc vi phạm bản quyền đối với tác phẩm âm nhạc lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nhiều người thực hiện kiếm tiền trên Internet bằng cách làm những video âm nhạc và đăng lên Youtube. Trong khi những đối tượng như vậy đang ngày đêm kiếm tiền bằng những tác phẩm mà không phải do họ sáng tạo ra mà không…
Hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển, cùng với sự bùng nổ của mạng Internet thì việc kiểm soát việc vi phạm bản quyền đối với tác phẩm âm nhạc lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nhiều người thực hiện kiếm tiền trên Internet bằng cách làm những video âm nhạc và đăng lên Youtube. Trong khi những đối tượng như vậy đang ngày đêm kiếm tiền bằng những tác phẩm mà không phải do họ sáng tạo ra mà không cần trả bất cứ khoản phí nào cho tác giả của tác phẩm đó, làm ảnh hưởng rất lớn đối với chủ sở hữu của tác phẩm. Do đó pháp luật Việt Nam quy đinh, muốn sử dụng bài hát trong kinh doanh cần thực hiện xin bản quyền âm nhạc để đảm bảo quyền lợi cho tác giả sở hữu tác phẩm.
Quyền tác giả hay tác quyền hoặc bản quyền là quyền sở hữu độc quyền đối với tác phẩm mà người này sáng tạo ra. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền. Ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này.
Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc?
Có rất nhiều nghệ sĩ và nhạc sĩ thành công khi thực hiện một ca khúc. Ca khúc đó có thể mang lại nhiều giá trị cho bản thân tác giả. Do đó các tác giả cần thực hiện đăng ký bản quyền tác giả cho bài hát của mình ngay sau khi hoàn thành xong tác phẩm đó để bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm của mình.
Việc tranh chấp bản quyền âm nhạc không phải là hiếm tại Việt Nam, do đó việc thực hiện bảo hộ bản quyền bài hát sẽ giúp cho tác giả có căn cứ để có thể thực hiện bảo vệ quyền lợi của mình.
Xin bản quyền âm nhạc như thế nào?
Hiện nay trong sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Youtube. Việc kiếm tiền thông qua mạng xã hội đã không còn gì xa lạ đối với chúng ta. Nhưng một vấn đề ở đây đó là việc kiếm tiền ở đây có đúng quy định của pháp luật hay không?
Nhiều người thực hiện việc Reaction hoặc Cover một bài hát để đăng lên mạng xã hội, việc này sẽ không sai khi bạn làm việc không phải với mục đích là kinh doanh. Khi bạn dùng bài hát đó vào việc kinh doanh mà bạn lại không thực hiện xin phép bản quyền đối với bài hát đó thì rất có khả năng bạn sẽ bị kiện và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu của tác phẩm đó.
Khoản tiền bồi thường khi bạn vi phạm bản quyền âm nhạc không phải là nhỏ, do đó bạn cần phải thật cân nhắc trước khi muốn sử dụng một bài hát nào đó vào trong chiến dịch kinh doanh của mình. Lời khuyên dành cho bạn, bạn nên thực hiện xin bản quyền âm nhạc đối với tác phẩm đó để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Những tác phẩm âm nhạc cần xin bản quyền
- Âm nhạc Việt Nam
- Âm nhạc quốc tế
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
Lĩnh vực sử dụng tác phẩm âm nhạc phải xin bản quyền âm nhạc
- Phát thanh – Truyền hình
- Truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…)
- Nhà hàng, karaoke, cafe, vũ trường
- Biểu diễn
- Xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc
- Quảng cáo
- Siêu thị, cửa hàng
- Khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí
- Văn phòng cho thuê
- Sản xuất phim, quảng cáo
- Lĩnh vực khác.
Các bước thực hiện xin bản quyền âm nhạc
Bước 1: Thực hiện các việc về cung cấp thông tin đối tượng muốn sử dụng (âm nhạc quốc tế hay Việt Nam, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng).
Bước 2: Xin phép và trả phí bản quyền âm nhạc.
Đối với việc xin phép và trả phí bản quyền âm nhạc, không phải ai cũng có thể liên lạc được với tác giả tác phẩm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc liên lạc với chủ sở hữu tác giả. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline:1900.8698. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn liên lạc với chủ sở hữu tác phẩm, cũng như giúp bạn thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc.
Bước 3: Bản danh sách tác phẩm cần xin phép bản quyền âm nhạc
Bước 4: Ký hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc
Việc thực hiện xin bản quyền âm nhạc. Thực chất là việc thực hiện hợp đồng nhận chuyển nhượng bản quyền bài hát từ chủ sở hữu tác phẩm. Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền âm nhạc với nội dung: Chủ sở hữu tác phẩm sẽ chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm sang cho bạn. Bạn với tư cách là người nhận chuyển nhượng bản quyền âm nhạc, có một số quyết nhất định đối với tác phẩm đó mà thực hiện trả phí bản quyền cho tác giả của tác phẩm.
Bạn có thể tham khảo tại bài viết: Cách mua bản quyền âm nhạc.
Bước 5: tại bước này bạn có thể thực hiện ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả, nếu như bạn không có thời gian để thực hiện xin bản quyền âm nhạc. Chúng tôi sẽ thực hiện xin bản quyền âm nhạc cho bạn. Thực hiện liên lạc với chủ sở hữu tác phẩm, đàm phán và xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc giúp bạn.
Thời gian xin phép bản quyền âm nhạc
- Đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam: 7 ngày
- Đối với tác phẩm âm nhạc nước ngoài: 14 ngày
Ngoài ra Trung tâm bảo vệ quyên tác giả còn thực hiện đại diện giải quyết tranh chấp bản quyền âm nhạc. Nếu bạn có điều gì thắc mắc về xin bản quyền âm nhạc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.8698 chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.