Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921. Theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành. Tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954-1955. Học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris. Khởi sự đời nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Ðức Huy. Đi hát lưu động trong những năm 1943-1945. Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến…
Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921. Theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành. Tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954-1955. Học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris.
Khởi sự đời nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Ðức Huy. Đi hát lưu động trong những năm 1943-1945. Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp. Vào sinh sống tại miền Nam một vài năm trước khi đất nước bị phân chia. Trong suốt hơn 20 năm, Phạm Duy là người phản ảnh đầy đủ mọi khía cạnh đời sống tình cảm của người dân trong nước.
Nhạc sĩ Phạm Duy
Sự nghiệp cố nhạc sĩ
Sự nghiệp Ca hát
Nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu với con đường nghệ thuật bằng sự nghiệp ca hát vói dòng nhạc Tân nhạc. Gánh hát này đưa ông đến với mọi miền tổ quốc. Cung cấp cho ông một nguồn kiến thức thực tế. Đã giúp ông định hình phong cách âm nhạc của mình trong những chặng đường tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Khi nói về nghệ sĩ Phạm Duy. Thì nhiều nghệ sĩ cùng thời đều có nhận xét rằng :” Phạm Duy lại còn là một nghệ sĩ rất có lương tâm nhà nghề. Trước khi hát, trước khi biểu diễn, Phạm Duy rất chăm chú tập dượt những bài hát …”
Sự nghiệp sáng tác
Phong cách sáng tác của cố nghệ sĩ Phạm Duy, có sự biến đổi thông qua thời kỳ.
Thời kỳ tiền chiến
Sáng tác trong thời kỳ này, các tác phẩm âm nhạc vẫn còn vẫn dùng âm giai ngũ cung cố hữu. Nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ làm cho giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung nào. Đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau;
Nhạc Phạm Duy ở giai đoạn kháng chiến chủ yếu là những bài nhạc hùng, nhạc vui, thường mang tính chất lạc quan: Gánh lúa, Đường ra biên ải…, hay ca ngợi kháng chiến, ca ngợi công lao của Hồ Chí Minh như Bên ni bên tê, Ngọn trào quay súng, Đường về quê. Từ năm 1948, ông bắt đầu khai thác thêm đề tài về sự gian khổ của cuộc kháng chiến. Đề tài này là chủ đề chính trong những ca khúc: Bao giờ anh lấy được đồn tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru…, mang những câu chuyện, hình ảnh của chốn thôn quê và nỗi gian khổ của người dân quê trong thời chiến tranh
Thời chia cắt đất nước
Trong thời kỳ này, các sáng tác của ông không tránh khỏi sự ảnh hưởng tới các vấn đề chính trị. Các tác phẩm của ông nói về tâm tư của người dân, người lính trong cuộc chiến.
Thời kỳ này, ngoài những khúc tình ca hay những ca khúc chính trị. Ông còn tạo ra các chùm 10 ca khúc mang những chủ đề độc đáo về tâm linh – tâm tưởng như: Đạo ca, Tâm ca, về xã hội như Tục ca, Vỉa hè ca, Tâm phẫn ca, về tuổi thơ như Bé ca,… Đa phần nhận được sự đón nhận của công chúng. Tuy nhiên, cũng có những thể loại gây nhiều tranh cãi vì dùng ngôn ngữ quá bình dân như Vỉa hè ca hay dung tục, như “Tục ca”
Thời kỳ hải ngoại
Trong 30 năm xa quê hương. Sự nghiệp âm nhạc của ông vẫn tiếp tục phát triển qua nhiều đề tài, thể loại mới. Tuy rằng lúc này nhạc của ông bị cấm ở Việt Nam, chỉ phổ biến trong cộng đồng ở hải ngoại.
Ngoài là một người ca sĩ, nhạc sĩ ông còn là cây bút phê bình điện ảnh. Sau vài năm du học ở Pháp và xem nhiều bộ phim xuất sắc của điện ảnh thế giới ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Sài Gòn. Phạm Duy lựa chọn hầu hết những tác phẩm lớn đã ra đời trước đó nhiều năm. Để viết bài bình như Kẻ cắp xe đạp (đạo diễn Vittorio De Sica), Công dân Kane, Xô nhau đi tìm vàng (Charlie Chaplin), Bác sĩ Caligari (đạo diễn Robert Wiene), Ảo mộng lớn (đạo diễn Jean Renoir)..
( Nguồn: wikipedia.org)