Đầu tháng 10, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc nhạc sĩ Quách Beem (tên thật là Đoàn Đông Đức) đã “Đạo thơ” của tác giả Trương Minh Nhật cho ca khúc “Gánh mẹ”. Theo tác giả Trương Minh Nhật, bài thơ “Gánh mẹ” được ông sáng tác từ năm 2014, cho đến khi bài hát của nhạc sĩ Quách Beem trở nên nổi tiếng sau khi được ra mát trong bộ phim: “Lật mặt – Nhà có khách” của đạo diễn…
Đầu tháng 10, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc nhạc sĩ Quách Beem (tên thật là Đoàn Đông Đức) đã “Đạo thơ” của tác giả Trương Minh Nhật cho ca khúc “Gánh mẹ”. Theo tác giả Trương Minh Nhật, bài thơ “Gánh mẹ” được ông sáng tác từ năm 2014, cho đến khi bài hát của nhạc sĩ Quách Beem trở nên nổi tiếng sau khi được ra mát trong bộ phim: “Lật mặt – Nhà có khách” của đạo diễn Lý Hải thì ông mới biết tác phẩm của mình bị đánh cắp.
Mới đây, tác giả Trương Minh Nhật đã khởi kiện nhạc sĩ Quách Beem về hành vi vi phạm bản quyền ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và được Tòa án thụ lý giải quyết. Trong đơn khởi kiện, tác giả Trương Minh Nhật yêu cầu Tòa án hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của nhạc sĩ Quách Beem và yêu cầu tháo dỡ tất cả các sản phẩm thương mại liên quan đến bài hát đang được khai thác dưới mọi hình thức.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội nhận định về vụ việc trên như sau:
Trong nhiều ý kiến dư luận, cho rằng tác giả Trương Minh Nhật sẽ khó có thể đòi lại được quyền tác phẩm của mình bởi vì ông chưa đăng ký quyền tác giả cho bài thơ “Gánh mẹ” và nhạc sĩ Quách Beem đã đăng ký. Luật sư Nguyễn Đức Hùng khẳng định: nếu như bài thơ thực sự được tác giả Trương Minh Nhật sáng tác ra bài thơ “Gánh mẹ” trên, thì không một ai có quyền tước bỏ quyền của tác giả đối với bài thơ do mình đã sáng tác ra.
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Do vậy, nếu xác minh đúng tác giả Trương Minh Nhật là tác giả thật sự của bài thơ Gánh mẹ thì Giấy chứng nhận Bản quyền tác giả do Cục Bản quyền tác giả cấp cho nhạc sĩ Quách Beem sẽ không có giá trị và bị thu hồi.
Thực tế, tác giả Trương Minh Nhật đã đưa ra những bằng chứng vô cùng thuyết phục để chứng minh việc ông đã đăng bài thơ của mình lên mạng xã hội vào năm 2014. Trái lại, nhạc sĩ Đoàn Đông Đức lại vô tình đưa ra những bằng chứng bất lợi cho mình. Tuy nhiên không thể chỉ dựa trên những bằng chứng này mà vội vàng kết luận xem nhạc sĩ Đoàn Đông Đức có hay không việc xâm phạm bản quyền tác giả mà còn cần phải đợi kết luận cuối cùng của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, Luật sư Nguyễn Đức Hùng cho biết: Có 3 biện pháp xử lý đối với hành vi này, đó là xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Ở trường hợp này, tác giả Trương Minh Nhật đã thực hiện quyền khởi kiện của mình ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đây là biện pháp dân sự. Trong thẩm quyền của mình, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có thể tuyên áp dụng các biện pháp như: Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, khi có bản án của Tòa án nhân dân có thẩm quyền mà nhạc sĩ Quách Beem không thực hiện, thì nhạc sĩ Quách Beem có thể bị xử phạt hành chính với các hành vi như: kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; chiếm đoạt quyền tác giả. Mức phạt cao nhất đối với cá nhân có thể lên đến 250 triệu đồng, cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số; Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Nếu đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính mà vẫn cố tình vi phạm, người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự theo tội dạnh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điều 225, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức án cao nhất lên tới 03 năm tù giam.